Tết cổ truyền với nhiều phong tục tập quán mà cha ông chúng ta đã lưu giữ bao đời là Cúng gà vào đêm 30, vậy thì ý nghĩa của việc cúng gà đem giao thừa là gì? Có mấy ai biết được việc làm của mình mỗi năm vào dịp linh thiên năm cũ tiếp giao năm mới này có ý ngĩa gì không. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của việc cúng gà đêm giao thừa nhé.
ý ngĩa của việc cúng gà trong đêm giao thừa
– Việc cúng gà trống trong đêm giao thừa đã trở thành tục lệ của bao gia đình vào thời khắc linh thiên giữa năm củ và năm mới. Tôi nhớ khi tôi còn nhỏ, mỗi đêm giao thừa các anh Anh em đều đi đón giao thừa xem pháo hoa, riêng chỉ Ba tôi là không đi bởi vì ông phải chuẩn bị các thứ để bày bàn cúng tổ tiên vào thời khắc quan trọng này.
– Sở dĩ trong phong tục Việt gà trống được chọn làm vật hiến tế vào đêm giao thừa để dân lên trời đất là do theo thần thoại của Dân tộc thì Khi ngọc hoàng mới sáng tạo ra trái đất, thấy rất lạnh lẽo, không có ánh mặt trời như bây giờ. Ngài sai 10 mặt trời cùng nhau soi sáng xuống làm cho mặt đất ấm cúng lên. Tuy nhiên vì cứ bị chiếu liên tục mặt đất trở nên khô cằng. Cong người và cỏ cây cháy đi vì nắng nóng.
Miền bắc thường cho thêm cánh hoa hồng vào miệng gà để cầu may mắn.
– Và lúc này xuất hiện anh hùng đã giương cung bắn rụng 9 mặt trời để đem lại sự sống cho mặt đất, mặt trời còn lại thấy vậy cũng bèn bỏ chạy. Con người lại trở về đêm tối giá lạnh, Lúc đó con người và loài vật cùng rủ nhau gọi mặt trời còn lại ra để tiếp tục soi sáng.
– Và chỉ có gà trống là có thể gọi mặt trời xuất hiện.
Vào đêm giao thừa ( thường được gọi là Trừ Tịch ) là đêm trời đất tối tăm nhất, lúc đó là lúc được mọi người truyền tai nhau mặt trời ở xa nhất. Mọi người sợ hãi lại lặp lại chũi ngày tối tăm trước đây, nên đã bảo nhau cùng lựa ra con gà trống to khỏe mập mạp nhất để cúng vào đêm giao thừa để cầu cho mưa thuận gió hòa.
– Ngoài ra con gà còn được biết đến với những phẩm chất quý giá sau mà con người luôn luôn muốn hướng tới để hoàn thiện Bản thân trong năm mới.
– Một là: đầu có mào như đội mũ, thân có màu lông đẹp như quần áo, gọn gàng đó là Văn.
– Hai là: chân cứng, có cựa nhọn để làm vũ khí, ấy là Võ.
– Ba là: thấy đối thủ là xông vào, ấy là Dũng.
– Bốn là: tìm thấy thức ăn liền gọi đồng loại, đó là Nhân.
– Năm là: đúng giờ, đúng canh liền cất tiếng gáy, ấy là Tín.
– Binh thư có câu: “Phàm người làm tướng phải có đủ những đức: Văn, Võ, Dũng, Nhân, Tín mới có thể làm ba quân mến phục. Có vậy mới là tướng tài để đánh thắng cường địch”. Loài gà có đủ 5 đức ấy, đức nào cũng đáng quý, trong đó gà lấy đức Tín làm đầu. Bất kể mùa đông hay mùa hạ, ngày nắng hay ngày mưa đều cất tiếng gáy đúng giờ, đúng canh để báo hiệu cho mọi người khắp trốn cùng quê thức dậy lo làm, lo ăn.
Cúng gà vào những ngày Nào trong tết âm lịch
– Chúng ta cúng gà vào đêm giao thừa với mục đích nêu trên còn là một phần rước ông bà về ăn tết cùng gia đình
– Ngoài ra vào mồng 3 tết cũng cúng gà với mục đích tiển ông bà đi về sau khi đón tết xum tụ cùng con cháu trong nhà.
Con gà cúng ngày mùng 3 phải chọn thật no tròn, chắc nịch, có cặp chân đẹp, bày biện thật long trọng. Mâm cơm phải có canh rau, đồ xào, các loại nước chấm, trà rượu để ông bà mát ruột, hài lòng. Chân gà giữ lại để treo đằng cửa cùng với hình ông cọp, bộ tiền vàng mã cũng phải chuẩn bị thật chu đáo.
Tết cổ truyền của người VN được khai hội từ ngày 23 tháng Chạp kéo dài đến ngày tiễn ông bà là xem như mãn tiệc. Với những người bận rộn, chỉ cần du xuân và thực hiện những tập tục của ngày Tết đến hết mùng 3 là mãn nguyện, đủ đầy. Trong khi đó, giới phật tử, người về hưu, những ai không phải lo cơm áo gạo tiền thường tiễn xuân, chào Tết đến tận rằm tháng Giêng, đi cho đủ 10 ngôi tự (đi 10 kiểng chùa) để cầu an.
Trên đây là Gà Ta Sơn Ca - Hồ Bá Kiện đã chia sẻ, quý khách hãy để cho Sơn Ca lo đủ mâm Gà cúng cho quý khách tuyệt đẹp nhé.